Bộ số hoá này có một cọng cáp mềm ở phần đáy dùng để kết nối đến bảng mạch logic của iPhone, và những con số được in trên sợi cáp này trông khá tương đồng với định dạng in mà Apple thường sử dụng.
Chúng ta còn có thể thấy mã ngày tháng trên sợi cáp này, cho thấy ngày sản xuất là tuần thứ 46 của năm 2017, tức là vào giữa tháng 11 năm ngoái. Do đó đây có vẻ như không phải là một linh kiện mới, tuy nhiên điều này cũng không có gì lạ, bởi khoảng thời gian chênh lệch giữa giai đoạn sản xuất bộ số hoá và các phần còn lại để ghép chung vào thành một màn hình duy nhất không phải là không có.
Tấm ảnh thứ hai cho thấy một khay chưa 4 bộ màn hình/bộ số hoá đã được lắp ráp hoàn chỉnh. Một lần nữa, chúng ta thấy kích thước của bộ linh kiện này lớn hơn hẳn so với iPhone X dựa trên kích cỡ của lỗ loa xuất hiện trên một trong 4 bộ màn hình. Thiết kế mặt sau của bộ màn hình đã hoàn chỉnh này cũng rất tương đồng nhưng không giống hết với iPhone X.
Samsung từ trước tới nay đã là nhà cung ứng độc quyền màn hình OLED cho iPhone X, nhưng nhiều tin đồn gần đây đã chỉ ra rằng LG có thể sẽ trở thành nhà cung ứng màn hình cho iPhone X Plus trong năm nay, do đó việc những linh kiện này xuất hiện tại một phân xưởng ở Việt Nam hoàn toàn trùng khớp với tin đồn kia. Apple cũng được cho là đã đầu tư hàng tỷ USD để giúp LG nâng cấp dây chuyền sản xuất màn hình OLED và tăng sản lượng để giúp Apple chủ động hơn, không còn phải dựa hoàn toàn vào Samsung nữa.
Apple được cho là sẽ tung ra 3 chiếc iPhone mới trong năm 2018, có thể là vào tháng 9 như thông lệ, gồm: một chiếc iPhone X thế hệ 2 với màn hình OLED 5.8-inch, một chiếc iPhone X Plus màn hình OLED 6.5-inch và một chiếc iPhone có thiết kế tương tự iPhone X nhưng sử dụng màn hình LCD 6.1-inch.
Theo GenK
" alt=""/>Lộ diện màn hình lớn và bộ số hoá của iPhone X Plus tại Việt Nam0h ngày 26/2 theo giờ Việt Nam, tại sự kiện MWC 2018 diễn ra ở Barcelona, Tây Ban Nha, Samsung đã chính thức giới thiệu ra thị trường bộ đôi Galaxy S9 và S9+. Hãy so sánh cấu hình chi tiết của Samsung Galaxy S9, Galaxy S8 và Galaxy Note 8, để cân nhắc xem nên mua điện thoại Galaxy nào.
" alt=""/>So sánh cấu hình chi tiết của Galaxy S9, S8 và Note 8Thông tin từ tờ Straitstimes, Nghị định 116 quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tôdo Chính phủ Việt Nam ban hành và chính thức có hiệu lực từ 1/1/2018. Đây là một động thái thắt chặt việc nhập khẩu xe, tờ Straitstimes nhận định.
Với các quy định mới, ngoài giấy phép kinh doanh, các nhà nhập khẩu và kinh doanh ô tô phải có Bản sao giấy Chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu (VTA) được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài .
Ngoài ra, các ô tô nhập khẩu phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra theo quy định đối với từ lô xe nhập khẩu. Mẫu ô tô đại diện cho tưng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu phải được kiểm tra, thử nghiệm về khí tải và chất lượng an toàn kỹ thuật theo đúng các quy định. Trong đó, cơ quan kiểm tra sẽ lấy ngẫu nhiên 1 hoặc 2 xe mẫu đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu đã được kiểm tra để doanh nghiệp nhập khẩu tự đưa xe đến các cơ sở thử nghiệm và được cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng xe trong toàn bộ xe nhập khẩu. Việc kiểm tra lặp lại đối với các lô hàng khác nhau.
Phát biểu trên báo chí hôm 22/2 vừa qua, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Indonesia (Gaikindo) cho biết quy định mới khiến cho chi phí tăng thêm. Đồng thời việc kiểm tra cũng có thể kéo dài từ 1 - 2 tháng. trong khi đó, các xe khác trong lô hàng cũng phải lưu lại ở cảng và doanh nghiệp sẽ phải chi trả phí lưu kho.
" alt=""/>Toyota, Suzuki tạm dừng sản xuất ở Indonesia vì khó xuất xe sang Việt Nam